Quy hoạch chung Hạ Long

Quy hoạch chung Hạ Long

Công bố quy hoạch chung TP Hạ Long tầm nhìn năm 2040. Tại Quyết định phê duyệt số 72/QĐ-TTg ngày 10/02/2023 của Thủ tướng Chính Phủ. Quy hoạch thành phố Hạ Long nhằm mục đích cho tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, phát triển về phía Hoành Bồ vừa sáp nhập lấy cầu Cửa Lục làm trung tâm, động lực đầu tư mới.

Hạ Long là đầu não trung tâm kinh tế, chính trị, hành chính của tỉnh Quảng Ninh. Do đó việc lập điều chỉnh quy hoạch là thực sự cần thiết cho giai đoạn phát triển kinh tế xã hội mới. Đồng bộ, đi đôi với việc bảo vệ môi trường, phát triển du lịch dịch vụ.

Pháp lý quy hoạch chung Hạ Long

Để có được điều chỉnh quy hoạch thành phố đã trình nhiều văn bản cho các bộ ban ngành có liên quan, các văn bản và tơ trình trải qua quá trình như sau:

  • (Tờ trình 1197/TTr-UBND ngày 28/2/2022).
  • Hội đồng thẩm định Bộ Xây dựng.
  • 06/7/2022 (TB số 118/TB-BXD ngày 25/7/2022 của Bộ Xây dựng).
  • 08/8/2022 Báo cáo Thành ủy Hạ Long.
  • 09/8/2022 Báo cáo Ban chấp hành đảng bộ Thành phố Hạ Long.
  • Thường trực Hội đồng nhân dân TP.
  • 10/8/2022 Thông qua các nội dung chỉnh sửa.
  • 23/8/2022 Báo cáo UBND Tỉnh.
  • 14/9/2022 Báo cáo Thường vụ Tỉnh ủy lần 3.
  • 11/2022 Trình Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt.
  • 10/02/2022 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt QHC.

Phạm vi lập quy hoạch chung

a. Phạm vi
Là toàn bộ đơn vị hành chính Thành phố Hạ Long được mở rộng theo Nghị quyết số 837/NQ-UBTVQH14 ngày 17/12/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thành phố Hạ Long (mới) (gồm 21 phường, 12 xã)
b. Quy mô lập quy hoạch: 1.121,32 km2
+ Diện tích tự nhiên thành phố hạ Long khoảng 1.121,32 km2 (112.132 ha). Trong đó: Diện tích khu vực đất liền: 107.093,1 ha. Diện tích các đảo : 5.039,3 ha
+ Diện tích Vịnh Hạ Long 45.259,8 ha
+ Mặt biển thuộc Vịnh Hạ Long: 40.255,8 ha
c. Thời hạn quy hoạch:
• Ngắn hạn đến năm 2030;
• Dài hạn đến năm 2040;
• Tầm nhìn đến năm 2050.

quy hoạch chung hạ long

Chiến lược phát triển

Phát triển xanh và thích ứng

  • Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển xanh và thông minh;
  • Phát triển hạ tầng theo chuẩn mực quốc tế.
  • Ưu tiên phát triển sản xuất và dịch vụ.
  • Cấu trúc không gian mở và linh hoạt.
  • Hạ tầng đặc thù theo từng khu vực;

Hợp tác và kết nối

  • Tăng cường hợp tác, kết nối và liên kết vùng;
  • Kết nối các địa phương lân cận để tối ưu hóa tiềm năng.
  • Tạo chuỗi dịch vụ và tiện ích.
  • Kết nối các dự án riêng lẻ tạo chuỗi dịch vụ.
  • Tăng cường sự tham gia của cộng đồng, xã hội và quốc tế vào phát triển.

Cấu trúc đô thị sinh thái, văn hóa

  • Phát huy các đặc trưng sinh thái a gắn với Vịnh Hạ Long.
  • Xây dựng đặc trưng văn hóa, sinh thái.
  • Phát triển hệ thống không gian công cộng và đảm bảo sự tiếp cận;
  • Phát triển các không gian công cộng ven biển phục vụ hoạt động của cộng đồng;
  • Phát triển các công trình văn hóa, không gian văn hóa, tạo môi trường cho giao lưu văn hóa.

Đô thị biển đảo đặc sắc

  • Bảo tồn và phát huy giá trị Vịnh Hạ Long;
  • Xây dựng các trải nghiệm riêng biệt, đặc trưng.
  • Phát triển hình ảnh đặc trưng theo từng khu vực và tổng thể toàn đô thị;
  • Xây dựng các công trình điểm nhấn về kiến trúc cảnh quan
  • Kiểm soát chặt chẽ công trình cao tầng và hoạt động xây dựng tại các khu vực đồi núi.

Quản trị thông minh, linh hoạt, bền vững

  • Quản lý đô thị theo quy hoạch và theo kế hoạch;
  • Phát triển đô thị đồng bộ với hạ tầng đi trước, thu hút đầu tư có chọn lọc;
  • Ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý phát triển đô thị;
  • Kiểm soát chặt chẽ môi trường;
  • Phát triển hệ thống hạ tầng hiện đại, đặc thù, thiết kế sáng tạo.

Tính chất đô thị

Trung tâm dịch vụ, du lịch quốc gia, có tầm quốc tế, gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.

Thành phố cấp vùng với chức năng chính: trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp, cảng biến, dịch vụ logistics trọng điểm của khu vực và quốc tế, tạo động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vành đai kinh tế ven biến Bắc Bộ; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng Đông Bắc.

Trung tâm chính trị – hành chính, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật, y tế, giáo dục của tỉnh Quảng Ninh; phát triển nông nghiệp công nghệ cao; bảo vệ tài nguyên rừng, biển và cảnh quan thiên nhiên; có vị trí quan trọng về an ninh,quốc phòng.

Thành phố phát triển theo mô hình đô thị thông minh, đô thị xanh, phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.

Định hướng về công nghiệp

  • 04 Khu công nghiệp: 1.107 ha.
  • 04 Cụm công nghiệp: 293 ha.
  • Cơ sở Công nghiệp:
  • Khai thác than: 543 ha.
  • Khu công nghiệp Việt Hưng, quy mô khoảng 400 ha.
  • Khu công nghiệp Cái Lân, quy mô khoảng 70 ha.
  • Khu công nghiệp Hoành Bồ, quy mô khoảng 200 ha.
  • Khu công nghiệp công nghệ cao phía Tây thành phố: quy mô khoảng 165 ha.

Định hướng về nhà ở

  • Đất ở hiện trạng : 3.549 ha
  • Đất ở mới : 1.542 ha
  • Đất hỗn hợp có ở : 118 ha
  • Hoàn thiện các khu đô thị hạ tầng đã ổn định (Hùng Thắng, Việt Hưng, Cột 5 – Cột 8, Cột 8 mở rộng, Cao Xanh – Hà Khánh …) đồng thời phát triển thêm các khu ở mới hiện đại, đồng bộ với kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội (Nam Ga Hạ Long, Khu Sinh thái Tây hạ Long, Hà Khẩu…);

Định hướng về thương mại dịch vụ

Đất du lịch: 1.021 ha
Đất thương mại dịch vụ: 225 ha
Đất hỗn hợp thương mại dịch vụ du lịch: 1.177 ha
Hoàn thiện các Khu du lịch Bãi Cháy, Hùng Thắng, Tuần Châu; trung tâm Hòn Gai cũ, núi Bài Thơ
Các điểm du lịch sinh thái, cảnh quan:
Khu du lịch sinh thái tại xã Quảng La;
Khu du lịch sinh thái hồ Khe Chính (xã Bằng Cả); Khu bảo tồn thiên nhiên.
Đồng Sơn ở xã Kỳ Thượng. Khu du lịch sinh thái xã Đồng Sơn gắn với Thác Mây, Khe Dìa; Khu du lịch sinh thái xã 
Kỳ Thượng; Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn tại xã Thống Nhất; Khu danh thắng Núi Mằn – xã Thống Nhất: phát triển khu du lịch vui chơi giải trí khu vực danh thắng núi Mằn; Vùng cảnh quan hồ Yên Lập; Vùng cảnh quan hồ Cao Vân, thác Ngọn Mo, núi Thiên Sơn xã Hòa Bình.

quy hoạch vịnh cửa lục

Tầm nhìn phát triển

Phát triển quy hoạch chung Hạ Long trở thành đô thị dịch vụ, du lịch quốc gia có tầm quốc tế gắn với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long; phát triển xanh, linh hoạt, thích ứng và bền vững theo mô hình đô thị thông minh.

Thực hiện quy hoạch TP Hạ Long

Tầm nhìn 2022 đến năm 2025

Hoàn thiện hệ thống công cụ quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị; hoàn thiện hệ thống hạ tầng khung đô thị; xây dựng đề án phát triển đô thị xanh gắn với mô hình đô thị thông minh; Hoàn thiện các tuyến giao thông và nút giao đấu nối với đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn, cầu Cửa Lục 1, cầu Cửa Lục 3 và đường vành đai ven Vịnh Cửa Lục; các dự án hạ tầng du lịch đang triển khai tại Bãi Cháy, Hùng Thắng, Tuần Châu.

Tầm nhìn 2026 đến năm 2030

Phát triển và nâng cao chất lượng không gian ven biển; xây dựng hoàn thiện các tuyến đường ven biển, không gian công cộng và dịch vụ công cộng ven biển; mở rộng đô thị về phía Đông (Hà Phong), phía Tây (Đại Yên) và mở rộng kết nối về phía Bắc Vịnh Cửa Lục.

Thực hiện cải tạo chỉnh trang các khu vực đô thị hiện hữu, nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng các quỹ đất hiện có; phát triển hệ thống giao thông kết nối đô thị như: đường sắt đô thị, tuyến giao thông công cộng và các loại hình giao thông thủy để tăng cường kết nối giao thông giữa các khu vực; phát triển hệ thống hạ tầng xã hội, đáp ứng tiêu chí đô thị loại 1, hướng tới tiêu chuẩn quốc tế, cơ sở hạ tầng được thiết kế lương dụng để phục vụ đô thị và phục vụ hoạt động dịch vụ du lịch.

Tầm nhìn 2031 đến năm 2040

Mở rộng kết nối ra các khu vực lân cận như Uông Bí, Quảng Yên, Cẩm Phả để tạo không gian phát triển hài hòa, dựa trên nguyên tắc bảo tồn và phát huy giá trị vịnh Hạ Long.

Thông tin liên hệ:
Bất động sản Đại Lâm Mộc, thôn 3 Hoàng Tân Quảng Yên Quảng Ninh.
Điện thoại: 0347668899
Email: hoangvandoai@gmail.com
Website: https://phuchophalongxanh.com/

Mời bạn đánh giá
Chia sẻ